Tin tức

BỌC RĂNG SỨ BỊ CỘM – NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP?

Bọc răng sứ bị cộm phải làm sao
Bọc răng sứ bị cộm – Nguyên nhân và Giải pháp khắc phục

Bọc răng sứ được xem là một trong những phương pháp thẩm mỹ nha ưu việt nhất hiện nay. Tuy nhiên kỹ thuật bọc răng sứ không phải đơn giản, bác sĩ nha khoa chỉ cần 1 chút sai sót nhỏ cũng có thể gây nên biến chứng trong đó có hiện tượng bọc răng sứ bị cộm gây rất nhiều phiền phức cho khách hàng.

Vậy trường hợp bọc răng sứ bị cộm do nguyên nhân gì và làm sao để khắc phục hiệu quả?

Bọc răng sứ bị cộm – Nguyên nhân do đâu?

Bọc răng sứ là phương pháp trồng răng giả cố định nên khi các mão răng sứ mới được cố định trên các cùi răng thật trong thời gian đầu khoang miệng sẽ có cảm giác lạ, chưa quen nhưng cảm giác này sẽ dần biến mất trong vòng 1 – 3 ngày, ăn uống hoàn toàn tự nhiên như bình thường.

Ngược lại nếu khách hàng vẫn cảm thấy cảm giác bị cộm, vướng víu không thoải mái thì có thể do những nguyên nhân sau:

– Bác sĩ tay nghề kém, thao tác sai kỹ thuật khi cố định mão sứ vào răng thật, sai lệch khớp cắn nên răng sứ bị cộm, cọ sát vào môi, mặt trong má gây vướng víu khó chịu.

Bọc răng sứ bị cộm do kỹ thuật gắn mão sứ
Bọc răng sứ bị cộm có thể do kỹ thuật gắn mão sứ không đúng của bác sỹ

– Nha khoa kém chất lượng đi đôi với công nghệ labo chế tác răng sứ không hiện đại
Răng sứ có tạo hình thô do chế tác thủ công không được phục dựng bằng các phần mềm phân tích hình ảnh, không có các đường nét, góc cạnh và độ cong tự nhiên như răng thật nên sau khi lắp vào sẽ gây nên hiện tượng răng sứ bị cộm, không khít sát vào cùi răng thật
– Bọc răng sứ bị cộm còn do công nghệ, kỹ thuật lấy dấu hàm không chính xác nên răng sứ sau khi chế tác không có độ tương thích và ôm sát vào bề mặt răng thật.

Bọc răng sứ bị cộm ảnh hưởng như thế nào?

– Bọc răng sứ bị cộm làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, răng sứ bị cộm thường thô, cong và vênh ra ngoài rất mất thẩm mỹ.
– Bọc răng sứ bị cộm gây vướng víu khó chịu, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, làm giảm cảm giác ngon miệng do răng sứ bị cộm liên tục cọ sát vào môi và mặt trong của má.
– Các khe hở trên răng sứ trong quá trình ăn uống sinh hoạt dễ hình thành mảng bám do thức ăn thừa đọng lại lâu ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh gây sâu răng, viêm nướu, nha chu,…

Vậy bọc răng sứ bị cộm phải làm sao?

“Chào bác sĩ, răng em hơi bị lộn xộn nhẹ nhìn không được thẩm mỹ lắm nên cách đây 1 tháng em có đến nha K ( quận 1 ) để bọc răng sứ thẩm mỹ cho 8 răng hàm trên.

Nhưng sau khi bọc sứ em lại có cảm giác cộm rất khó chịu, đặc biệt ở 2 răng cửa, răng bị cộm nên khó khép môi lại, ăn uống rất mất tự nhiên.

Em có đến nha khoa K để tái khám nhưng các bác sĩ nói đây là hiện tượng này là bình thường do em chưa quen và sẽ biến mất sau khoảng 1 tuần.

Nhưng đến nay đã hơn 1 tháng sau khi bọc sứ nhưng răng em vẫn bị cộm và vướng víu.

Mong bác sĩ tại Hòa Bình giúp em đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị cộm này. Em cám ơn rất nhiều ạ!”

Chị T.T.M (23t – Giáo viên tiếng anh)

Để trả lời vấn đề này bác sĩ nha khoa Trịnh Thị Minh Tuyền – Chuyên gia thẩm mỹ răng tại nha khoa Hòa Bình cho biết:

“Bọc răng sứ bị cộm là một trong những biến chứng thường gặp phải nếu khách hàng thực hiện bọc răng sứ tại các nha khoa kém chất lượng thực hiện bởi các bác sĩ tay nghề yếu kém.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bọc răng sứ bị cộm và tuỳ từng nguyên nhân mà sẽ có giải pháp khắc phục khác nhau.

Ví dụ:

– Nếu bọc răng sứ bị cộm do tay nghề bác sĩ kém bọc sứ không có độ khít sát với răng thật thì bác sĩ nha khoa sẽ tháo mão sứ cũ ra và tiến hành bọc lại răng sứ mới.
– Trường hợp bọc răng sứ bị cộm do răng sứ kỹ thuật chế tác răng sứ kém thì thì tuỳ trường hợp bác sĩ sẽ mài phần bị nhô ra sao cho thẩm mỹ nhất và không bị cộm nữa.
– Ngoài ra nếu sau khi bọc răng sứ làm sai lệch khớp cắn quá nhiều dẫn đến ăn nhai khó khăn thì cần tháo ra và bọc lại răng sứ mới.”

Làm thế nào để hạn chế tình trạng bọc răng sứ bị cộm?

Lời khuyên từ chuyên gia thẩm mỹ nha tại nha khoa Hòa Bình:

“Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nha khoa thực hiện dịch vụ bọc răng sứ cho khách hàng, nhưng không phải nha khoa nào cũng đảm bảo an toàn và hiệu quả thẩm mỹ sau khi bọc răng sứ.

Chính vì vậy để hạn chế tối đa tình trạng bị cộm sau khi bọc răng sứ, khách hàng cần có sự tinh tế trong lựa chọn, chỉ đến những nha khoa uy tín chất lượng với những chuyên gia đầu ngành về bọc răng sứ thẩm mỹ, bác sĩ có gu thẩm mỹ cao, công nghệ labo răng sứ hiện đại thì mới đảm bảo chất lượng, an toàn cho sức khoẻ và không gây nên tình trạng bọc răng sứ bị cộm.” – Bác sĩ nha khoa Hòa Bình